Thủ tục đăng ký mẫu dấu doanh nghiệp 2020
Sau khi thủ tục thành lập doanh nghiệp được hoàn tất, đơn vị cần tiến hành thông báo mẫu dấu với cơ quan chức năng. Thủ tục đăng ký mẫu dấu doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Luật doanh nghiệp 2014, Nghị định 96/2015/NĐ-CP và Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT.
Có không ít doanh nghiệp (trong đó có cả khách hàng của Việt Tín) sau khi thành lập xong vội vàng cầm dấu đóng lên các giấy tờ giao dịch. Mà quên rằng con dấu chưa được đăng ký, chưa có giá trị pháp lý hợp lệ. Trong nhiều trường hợp, DN còn bị chịu phạt từ 2 – 3 triệu đồng mới nhận ra sự thiếu sót này.
Vậy lúc nào cần đăng ký mẫu dấu?
>> Cần đăng ký mẫu dấu ngay sau khi nhận được giấy phép hoạt động. Hoặc khi có ý định thay đổi mẫu dấu công ty.
Thủ tục đăng ký mẫu dấu như thế nào?
>> Để hợp pháp hóa con dấu doanh nghiệp bạn cần thông báo mẫu dấu lên phòng ĐKKD để được đăng tải công khai. Cụ thể thông qua quy trình sau:
Bước 1: Đặt khắc dấu doanh nghiệp tại cơ sở khắc dấu uy tín
Trước khi đăng ký mẫu dấu, bạn cần chọn được mẫu và khắc dấu công ty trước. Hãy tìm đến cơ sở khắc dấu chuyên nghiệp, uy tín để làm.
Hiện nay pháp luật cho phép DN được tự quyết nội dung, hình dáng và số lượng dấu nên bạn có thể thoải mái sáng tạo con dấu ấn tượng. Chỉ cần đảm bảo:
- Nội dung bắt buộc phải có trên dấu: Tên công ty và mã số DN.
- Hình thức con dấu phải thống nhất.
Sau khi làm con dấu công ty xong, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký con dấu.
>> Xem thêm: Quy định về con dấu doanh nghiệp
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tiến hành thủ tục đăng ký mẫu dấu
Chuẩn bị hồ sơ là một trong 4 bước quan trọng khi thực hiện thủ tục đăng ký mẫu dấu. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Thông báo về việc sử dụng mẫu dấu công ty (Mẫu tại Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT phụ lục II-8).
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (có thể ủy quyền cho người thứ 3, liên hệ Việt Tín để nhận mẫu).
Lưu ý: Hồ sơ được đóng thành 1 tập sắp xếp theo thứ tự trên, cần làm cả phần mục lục và bìa hồ sơ.
Bước 3: Nộp hồ sơ lên phòng ĐKKD bằng 2 hình thức
Sau khi chuẩn bị xong giấy tờ, cũng giống như thủ tục thành lập, DN nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng bằng 1 trong 2 hình thức:
Lựa chọn 1: Nộp trực tiếp tại phòng ĐKKD nơi đặt trụ sở chính
Đại diện DN mang nộp giấy tờ lên phòng ĐKKD – nơi đã tiến hành đăng ký thành lập. Hồ sơ hợp lệ DN sẽ được trả Giấy biên nhận. Chờ đợi khoảng 3 ngày làm việc mẫu dấu sẽ được đăng tải lên Cổng thông tin quốc gia. DN cũng sẽ nhận được Thông báo về việc đăng tải này qua email.
Lựa chọn 2: Nộp hồ sơ qua mạng tại dangkyquamang.dkkd.gov.vn
Với các DN có trụ sở tại Hà Nội, thủ tục làm con dấu doanh nghiệp được thực hiện online. Thay vì nộp hồ sơ đăng ký mẫu dấu trực tiếp, DN sẽ nộp qua website dangkyquamang.dkkd.gov.vn từ ngày 01/07/2017.
Các bước cần thực hiện:
- Tạo tài khoản đăng ký DN.
- Scan hồ sơ đã chuẩn bị, lưu ở định dạng PDF
- Điền thông tin đăng ký mẫu dấu, tải hồ sơ đã scan lên
- Ký chữ ký số để hoàn thành thủ tục đăng ký mẫu dấu công ty.
Thông thường sau 3-5 ngày, Sở kế hoạch đầu tư sẽ đăng tải mẫu dấu lên website.
Lệ phí đăng ký mẫu dấu: Miễn phí
Bước 4: Hoàn thành thủ tục đăng ký mẫu dấu, nhận kết quả
Sau khi có thông báo về việc đăng tải, DN có thể kiểm tra mẫu dấu bằng cách truy cập vào đường link: dangkykinhdoanh.gov.vn. Gõ tiếp Mã số DN, chọn Thông tin DN và xem Mẫu dấu. Nội dung thông báo gồm:
- Tên DN, mã số DN, địa chỉ trụ sở chính.
- Số lượng con dấu, mẫu dấu, thời điểm dấu có hiệu lực.
Hoàn thành 4 bước trên và nhận được thông báo mẫu dấu là DN đã hoàn thành thủ tục đăng ký mẫu dấu doanh nghiệp. Lúc này con dấu có giá trị pháp lý và có thể sử dụng để đóng vào các văn bản, giấy tờ giao dịch. Mọi vấn đề còn khúc mắc liên quan đến thủ tục làm con dấu, đăng ký mẫu dấu doanh nghiệp quý khách vui lòng liên hệ 0967.075.139. Gặp luật sư để được giải đáp tận tình.
>> Xem thêm: Giá trị pháp lý con dấu doanh nghiệp