Điều kiện sử dụng con dấu theo luật hiện hành 2020

Để khắc và sở hữu một con dấu bất kỳ ngày nay không khó. Tuy nhiên không phải con dấu nào cũng được quản lý và sử dụng tùy ý, mà phải căn cứ vào điều kiện sử dụng con dấu của từng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Điều này được quy định rõ tại:
- Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu;
- Luật Doanh nghiệp năm 2014;
- Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp 2014.
Điều kiện để cơ quan nhà nước được khắc con dấu
Căn cứ vào Khoản 5, Nghị định 99/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành và có hiệu lực ngày 01/07/2016, cơ quan nhà nước được khắc và sử dụng con dấu khi thỏa mãn các điều kiện sau:
1/ Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
2/ Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3/ Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi.
4/ Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Mẫu dấu chung: Con dấu tròn, mực đỏ.
Trường hợp đơn vị cần thiết phải sử dụng thêm con dấu khác cần lưu ý:
- Đảm bảo đã được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền trước khi làm thêm dấu ướt;
- Với con dấu nổi, dấu xi, dấu thu nhỏ đơn vị được tự quyết định khi khắc thêm.
Điều kiện sử dụng con dấu doanh nghiệp
Quy định về quản lý và sử dụng con dấu trong doanh nghiệp cũng như điều kiện sử dụng con dấu công ty được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 96/2015/NĐ-CP điều 12, điều 13.

Mẫu dấu công ty Khắc dấu Việt Tín
Theo đó doanh nghiệp được phép sử dụng con dấu pháp nhân với điều kiện:
- Có giấy phép đăng ký kinh doanh hợp lệ (nếu đơn vị chưa có hãy liên hệ với Việt Tín để được hỗ trợ);
- Có con dấu thống nhất về nội dung và hình thức. Theo quy định mới doanh nghiệp được quyền tự quyết định số lượng, hình thức, nội dung mẫu dấu. Nhưng vẫn phải đảm bảo sự thống nhất chung giữa các con dấu.
- Con dấu đã được đăng ký mẫu dấu với cơ quan chức năng trước khi sử dụng. (Việt Tín nhận hỗ trợ pháp lý).
- Điều lệ công ty có quy định về quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu.
Quy định chi tiết về con dấu của doanh nghiệp, những điểm mới trong quy định đã được chúng tôi tổng hợp và viết ở bài viết riêng. Bạn có thể tham khảo Tại Đây.
Điều kiện để khắc con dấu cá nhân và sử dụng các con dấu khác
Bên cạnh con dấu của cơ quan nhà nước, con dấu pháp nhân của doanh nghiệp, hiện nay thị trường còn sử dụng nhiều mẫu dấu cá nhân để hỗ trợ trong công việc. Đó là các con dấu chức danh, dấu tên, dấu chữ ký, dấu logo, dấu đã/thu chi tiền,…

Con dấu đã thu tiền của ĐH Tài chính Ngân hàng
Đặc điểm chung của các loại dấu này là không có giá trị pháp lý, không cần đăng ký mẫu dấu với cơ quan nhà nước và không có nhiều điều kiện ràng buộc. Chỉ cần tránh các từ ngữ, hình ảnh không được phép sử dụng quy định tại Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2014.
Trên đây là những thông tin về điều kiện sử dụng con dấu trong cơ quan nhà nước, trong doanh nghiệp và con dấu cá nhân mà Khắc dấu Việt Tín tổng hợp chia sẻ tới bạn đọc.
Chúng tôi nhận khắc con dấu đẹp đủ mọi thể loại, trên mọi chất liệu và theo yêu cầu của khách hàng. Đồng thời nhận hỗ trợ thủ tục pháp lý liên quan để doanh nghiệp sở hữu được con dấu pháp lý. Mọi thắc bạn vui lòng liên hệ với chuyên viên tư vấn (0967.975.139) để được hỗ trợ chi tiết và tận tình.