Quy định về mẫu bản vẽ hoàn công và 3 điều quan trọng cần lưu ý

Các công trình xây dựng trước khi bàn giao đều phải tiến hành bước nghiệm thu. Để nghiệm thu được cần rất nhiều yếu tố và thủ tục làm căn cứ. Trong đó bản vẽ hoàn công là bước tối thiểu và quan trọng để đánh giá chất lượng thực tế công trình. Vậy bản vẽ hoàn công là gì? Quy định về mẫu bản vẽ hoàn công công trình xây dựng và những điều cần lưu ý.
Bản vẽ hoàn công công trình là gì? Có mấy loại bản vẽ hoàn công?
Nếu bản vẽ thiết kế là hình ảnh mô phỏng chi tiết của tổng thể công trình ban đầu. Thì bản vẽ hoàn công là kết quả nghiệm thu cuối cùng dựa trên bản thiết kế ấy. Như vậy bản vẽ hoàn công là bản vẽ thể hiện đúng kích thước thực tế, phản ánh chính xác những thay đổi của công trình (hiện trạng, công năng, kích thước,…) so với thiết kế ban đầu.
Dù là công trình xây dựng lớn hay nhỏ, bản vẽ hoàn công cũng đóng vai trò quan trọng và cần thiết với chủ thầu, nhà đầu tư và cơ quan nhà nước.
- Với chủ thầu: Đây là cơ sở để chứng minh đã hoàn thành xong công trình theo đúng bản thiết kế ban đầu.
- Với nhà đầu tư: Đây là cơ sở để kiểm tra, hiểu rõ về tình trạng công trình, tiến tới nghiệm thu và thanh toán phí cho nhà thầu. Đồng thời giúp cho việc cải tạo, nâng cấp sau này.
- Với cơ quan nhà nước: Bản vẽ hoàn công là cơ sở để đánh giá công trình đã thi công đúng theo giấy phép xây dựng đã cấp lúc đầu hay chưa.

Bản vẽ hoàn công được lập dựa trên bản thiết kế ban đầu và kích thước thực tế của công trình
Phân loại mẫu bản vẽ hoàn công
Về phân loại, xét theo quy mô, bản vẽ hoàn công được chia thành các loại điển hình sau:
- BVHC công việc xây dựng;
- BVHC bộ phận công trình;
- BVHC giai đoạn xây dựng;
- BVHC lắp đặt thiết bị;
- BVHC từng hạng mục công trình;
- BVHC tổng thể công trình.
Xét về chi tiết, có thể lập riêng bản vẽ hoàn công cho việc san nền và gia cố nền; thi công cầu giao thông, đường lộ; xây cống và hệ thống ống nước sạch;…
Quy định về mẫu bản vẽ hoàn công theo Thông tư 26/2016/TT-BXD
Mẫu bản vẽ hoàn công cần có những gì, thể hiện ra sao được quy định tại Thông tư 26/2016/TT-BXD. Theo đó, bản vẽ cần đảm bảo các yêu cầu nhất định
Yêu cầu về mẫu bản vẽ hoàn công
- Phải phản ánh trung thực kết quả, kể cả các sai số khi thực hiện nghiệm thu tại hiện trường.
- Phải được lập ngay tại thời điểm nghiệm thu, lập và xác nhận trực tiếp tại hiện trường theo đúng quy định pháp luật. Không được hồi ký hoàn công hay bỏ qua bước nghiệm thu hiện trường.
- Khi có sửa chữa hay thay đổi thực tế phải thể hiện rõ trong bản vẽ để phục vụ cho việc khai thác, bảo trì về sau.
- Nội dung bản vẽ phải ghi rõ:
- Họ tên, chữ ký người lập bản vẽ;
- Họ tên, chữ ký, đóng dấu pháp nhân của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu;
- Tên bản vẽ hoàn công của đơn vị nhà thầu kèm con dấu bản vẽ hoàn công của nhà thầu phía trên khung tên.
Các bước lập bản vẽ hoàn công công trình xây dựng
Quy trình lập bản vẽ hoàn công tổng thể công trình hay lập bản vẽ cho một bộ phận, hạng mục, giai đoạn xây dựng nhìn chung là giống nhau. Theo đó người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu sẽ tiến hành các bước sau:
- B1: Tạo bản sao của bản thiết kế ban đầu và mang theo ra công trường để đối chiếu.
- B2: Ra hiện trường, đo đạc lại tất cả các thông số kỹ thuật của công trình. Khi có trị số thay đổi so với bản thiết kế, người phụ trách ghi lại trị số đó trong ngoặc đơn ngay dưới trị số gốc và ký tên xác nhận.
- B3: Vẽ lại bản hoàn công dựa trên trị số đã được đo đạc lại. Nếu trong quá trình đo đạc thực tế các thông số không thay đổi gì so với bản thiết kế ban đầu thì không cần vẽ lại. Lúc này có thể coi bản thiết kế là bản vẽ hoàn công.
- B4: Nộp lại cho người giám sát thi công của chủ đầu tư (hoặc của tổng thầu) để kiểm tra kết quả đo đạc và ký tên xác nhận. Hoàn thành việc lập bản vẽ hoàn công.
Những điều cần lưu ý trước và sau khi lập bản vẽ hoàn công
Nhìn chung việc lập bản vẽ hoàn công với người đã có kinh nghiệm không hề khó. Nhưng với những người lần đầu thực hiện thì sẽ có chút bỡ ngỡ. Vì vậy hãy nắm bắt một vài lưu ý quan trọng sau đây khi tiến hành lập bản vẽ hoàn công.

Quy định về mẫu bản vẽ hoàn công trong ngành xây dựng
Ai có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công?
Theo Điều 11 Thông tư 26/2016/TT-BXD trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công do nhà thầu thi công thực hiện. Nếu có trên 2 nhà thầu, tức trường hợp nhà thầu liên doanh, thì từng thành viên liên doanh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần mình phụ trách. Và không được phép ủy quyền cho thành viên khác thực hiện. Bản vẽ hoàn công cuối cùng do chủ đầu tư tổng hợp, lập và lưu trữ.
Thời hạn lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm với dự án nhóm A, 7 năm với nhóm B và 5 năm với nhóm C. Thời gian được tính từ khi công trình, hạng mục công trình đi vào sử dụng.
Riêng với các bộ phận công trình bị che khuất, người lập bản vẽ phải đo đạc chính xác thông số thực tế và hiển thị lên bản vẽ trước khi tiến hành công việc tiếp theo.
Ai là người giữ và lưu trữ hồ sơ?
Với công trình hoàn thành tổng thể, chủ đầu tư bàn giao hồ sơ và chuyển trách nhiệm lưu trữ hồ hoàn công cho chủ sở hữu và người quản lý, sử dụng công trình.
Với các hạng mục công trình hay một phần công trình được đưa vào sử dụng, hồ sơ hoàn công được giữ và lưu trữ bởi chủ đầu tư.
Cần thực hiện thủ tục pháp lý gì?
Sau khi bản vẽ hoàn công được lập thành công, chủ nhà hoặc chủ đầu tư cần soạn hồ sơ hoàn công và nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về bản vẽ hoàn công, quy định về mẫu bản vẽ hoàn công công trình xây dựng theo luật hiện hành. Để nhận tư vấn pháp lý liên quan và làm con dấu hoàn công chuẩn quy định, bạn có thể liên hệ trực tiếp với luật sư của Khắc dấu Việt Tín để được hỗ trợ. Hotline 24/7: 0967.975.139