Quy định về con dấu văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện có được làm con dấu không? Nếu có, đó là con dấu mang giá trị pháp lý hay chỉ là con dấu thông tin thông thường? Hãy cùng Việt Tín tìm câu trả lời thông qua bài viết: Quy định về con dấu văn phòng đại diện.
Trước khi tìm hiểu về con dấu, ta sẽ tìm hiểu bản chất của văn phòng đại diện để làm căn cứ trả lời câu hỏi.
Bản chất của văn phòng đại diện
Doanh nghiệp khi phát triển đến một mức độ nhất định thường mong muốn mở rộng thị trường, tăng nhận diện thương hiệu. Lúc này doanh nghiệp có 3 lựa chọn: Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh. Trong đó văn phòng đại diện là hình thức phù hợp với DN nào chỉ đơn thuần muốn trưng bày sản phẩm, khảo sát thị trường, cung cấp thông tin cho khách hàng. Mà không nhằm mục đích kinh doanh phát sinh doanh thu hay thực hiện giao dịch ký kết độc lập.
Luật Doanh nghiệp 2014 Điều 45 Khoản 2 định nghĩa: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.”
Như vậy về bản chất VPĐD không có tư cách pháp nhân và là đơn vị phụ thuộc, chỉ thực hiện các giao dịch khi được công ty mẹ ủy quyền. Điều này đồng nghĩa với việc văn phòng đại diện không thể sở hữu con dấu pháp nhân, tức con dấu của VPĐD không có giá trị pháp lý.
Vậy con dấu của văn phòng đại diện được quy định như thế nào?
- Theo quy định, con dấu của VPĐD là không bắt buộc và thường là con dấu thông tin hiển thị tên, địa chỉ và số điện thoại VPĐD để phục vụ một số hoạt động quảng bá.
Nội dung của mẫu dấu theo Điều 13 Nghị định 95/2015/NĐ-CP phải có tên văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2014. Và có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác phù hợp với mục đích sử dụng trừ trường hợp quy định tại Điều 14 về những ngôn ngữ, hình ảnh không được phép sử dụng trong mẫu dấu.
- VPĐD được phép đăng ký và sử dụng con dấu cho hoạt động của VPĐD. Tuy nhiên, không được phép sử dụng con dấu này để dập lên hợp đồng kinh doanh mua bán. Bởi văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh.
- Khi được công ty mẹ ủy quyền ký kết hợp đồng VPĐD sử dụng con dấu của công ty mẹ để thực hiện mà không được sử dụng con dấu riêng. Nếu văn phòng đại diện cố tình sử dụng, hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực và không được chấp nhận khi có tranh chấp pháp lý xảy ra.
Kết luận
Tóm lại, VPĐD được phép làm con dấu riêng nhưng con dấu đó không có giá trị pháp lý, chỉ là con dấu thông thường. Trên đây là câu trả lời của chúng tôi cho nghi vấn đặt ra lúc đầu. Để nhận tư vấn chi tiết hơn cho từng trường hợp bạn vui lòng liên hệ với chuyên viên của Luật Việt Tín để được giải đáp. Và nếu có nhu cầu khắc con dấu văn phòng đại diện hãy chọn Khắc Dấu Việt Tín để nhận ngay con dấu đẹp, chất lượng nhé!
>> Xem thêm: