Con dấu xuất hiện từ khi nào? Lịch sử phát triển ngành khắc dấu
Bạn có từng thắc mắc con dấu bạn thấy và sử dụng hằng ngày xuất hiện từ khi nào? Có điều gì thú vị về con dấu mà bạn chưa biết không? Hãy cùng ngược dòng tìm hiểu về sự hình thành và lịch sử phát triển ngành khắc dấu trên Thế giới và Việt Nam qua bài chia sẻ dưới đây!
Con dấu xuất hiện từ bao giờ? Lịch sử phát triển ngành khắc dấu
Với chức năng nguyên thủy dùng để nhận biết văn bản nhà nước, con dấu đã xuất hiện từ khi có sự phân hóa giai cấp và hình thành nhà nước đầu tiên. Tức là con dấu đã có mặt và thể hiện vai trò của mình từ thời chiếm hữu nô lệ. Nó được gọi là quốc ấn, là một công cụ quan trọng khi cần truyền đạt thông tin và có chức năng quản lý nhà nước.
Các vị vua, quan ngày xưa thường dùng quốc ấn mỗi khi đưa ra thánh chỉ hay quyết định quan trọng. Lúc này con dấu đại diện cho quyền lực cá nhân của người ban hành.
Tại Việt Nam, dấu tích về 6 mẫu dấu cổ tìm thấy ở Thiệu Dương (Thanh Hóa) đã phần nào khẳng định sự xuất hiện từ rất sớm của ngành khắc dấu. Dựa trên nghiên cứu của các nhà khảo cổ, con dấu xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng năm 257-147 TCN. Tính đến nay ngành khắc dấu đã có “tuổi đời” lên đến hơn 2200 năm.
Bạn có thể chiêm ngưỡng các mẫu dấu cổ từ thời Trần (1225-1400), thời Lê (1428-1507), thời Nguyễn (1802-1945),… tại các bảo tàng lưu trữ ở Việt Nam. Mỗi mẫu dấu đều có nét khắc độc đáo riêng mang đặc trưng chính trị của giai đoạn tương ứng.
Vào thời khắc lịch sử năm 1945, vua Bảo Đại đã giao lại quốc ấn cho Chính phủ Cách mạng. Đánh dấu sự chấm hết của thời đại phong kiến Việt Nam, mở ra một thời đại cộng hòa, dân chủ, tự do và hạnh phúc.
Con dấu thời xưa và thời nay có điểm gì khác?
Nếu trước kia con dấu chỉ dành cho vua quan, thì ngày nay bất kỳ ai cũng có thể sở hữu con dấu – Lịch sử phát triển ngành khắc dấu
Con dấu thời phong kiến biểu thị quyền lực rất lớn, chỉ vua, quan mới được sử dụng. Con dấu tập trung uy quyền của người đứng đầu và quyền lực của nhà nước. Ai sở hữu con dấu, người đó có quyền trong tay. Trong đó dấu của vua có quyền uy tối thượng. Khi vua truyền ngôi cho người kế vị, con dấu được chuyển giao theo. Vị vua mới có quyền giữ lại hoặc khắc dấu mới.
Con dấu thời nay trở nên phổ biến hơn, bên cạnh con dấu của nhà nước còn có dấu pháp nhân của doanh nghiệp và dấu cá nhân. Hai loại đầu có giá trị pháp lý, còn dấu cá nhân thì không.
Nếu trước kia chất liệu làm ra con dấu rất đắt đỏ (vàng, ngọc), thì nay khắc dấu giá rẻ xuất hiện với chất liệu con dấu bằng đồng, nhựa, gỗ, cao su,…
Một trong những lý do chỉ có vua, quan sử dụng con dấu ngày trước là do chất liệu làm ra con dấu rất quý hiếm. Mỗi vị trí quyền lực khác nhau con dấu lại được làm bởi chất liệu, kích thước và hình dáng khác nhau. Trong đó nổi bật là thời Nguyễn với hàng chục con dấu được tìm thấy bằng vàng (kim tỷ) và ngọc (ngọc tỷ).
Con dấu thời nay lại khác. Chất liệu làm ra con dấu được cải tiến, dấu gỗ, dấu đồng, dấu cao su thay thế kim tỷ, ngọc tỷ giúp giá thành 1 con dấu rẻ hơn và ai cũng có thể dễ dàng sở hữu.
Kết luận
Như vậy, có thể nói dù lịch sử thay đổi với nhiều biến cố và thăng trầm, nhưng ngành khắc dấu vẫn trụ vững và luôn biết cách thích nghi để phù hợp với từng giai đoạn. Con dấu dù xuất hiện ở hình thái nào vẫn giữ giá trị cốt lõi: Đảm bảo tính nguyên vẹn và xác thực của văn bản.
Tìm hiểu về lịch sử phát triển ngành khắc dấu hy vọng đã giúp bạn có thêm những hiểu biết lý thú. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, ngành khắc dấu trong tương lai hứa hẹn sẽ có những đổi mới về công nghệ và mẫu mã. Hãy liên hệ làm con dấu đẹp lấy ngay tại đơn vị khắc dấu hàng đầu tại Hà Nội nhé!