Làm giả con dấu: Thực trạng và cách nhận biết con dấu giả
Tình trạng con dấu giả không còn xa lạ và đang là vấn nạn hiện nay, nhất là khi quy định sử dụng và quản lý con dấu không còn do cơ quan công an phụ trách. Vậy thế nào là con dấu giả? Tìm hiểu thực trạng và cách nhận biết con dấu giả tại Việt Nam.
Dấu giả là con dấu bắt chước và giống tới 98% con dấu thật của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Thường là loại dấu pháp nhân, dấu chữ ký, dấu chức danh bởi liên quan đến tính pháp lý của giấy tờ, hợp đồng. Mục đích sử dụng dấu giả là để hợp pháp hóa các giấy tờ bất chấp việc này có làm trái quy định hay không.
Thực trạng làm giả con dấu hiện nay
Tại Việt Nam, thực trạng khắc dấu và sử dụng dấu giả diễn ra một cách ngang nhiên và ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi. Các cơ sở khắc dấu giả thường đội lốt những công ty khắc dấu bình thường, chỉ khi có đơn hàng mới tiến hành khắc. Và khi bị tố giác, phát hiện các đơn vị này lại “chạy” đi nơi khác, chuyển cơ sở để tiếp tục “lộng hành”.
Các cơ sở này càng “lộng hành” hơn khi có sự tiếp tay của chính người dùng. Thông thường khi muốn khắc dấu công ty, xưởng dấu sẽ yêu cầu trình ra giấy đăng ký kinh doanh và giấy tờ tùy thân của người đứng đầu. Nhưng với việc làm dấu giả, các giấy tờ này là không cần thiết. Thủ tục khắc dấu công ty không cần giấy tờ diễn ra nhanh chóng khiến những đối tượng lừa đảo không khó để có 1 con dấu bản sao.
Giá thành của mỗi con dấu rơi vào khoảng 2 triệu – 10 triệu đồng, đắt gấp 5, gấp 10 lần dấu thật. Nhưng vì không cần giấy tờ và phục vụ mục đích sai trái như làm bằng cấp giả, giấy tờ giả nên dù đắt đỏ, con dấu vẫn tràn lan trên thị trường.
Trước thực trạng đó, cơ quan chức năng đã nhiều lần phát hiện, thu giữ và xử lý các vụ mua bán dấu giả, làm giấy tờ giả. Tuy nhiên tình trạng này vẫn chưa thuyên giảm bởi sự dễ dàng và tinh vi của các đối tượng lừa đảo. Đồng thời cũng bởi mức xử phạt của nhà nước chưa đủ tính răn đe.
Mức xử phạt với các hành vi cố tình làm giả con dấu
Theo Điều 341 Luật hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, mức phạt với hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được chia thành 3 hình thức. Tùy vào mức độ vi phạm mà đối tượng sẽ phải chịu phạt hành chính hoặc phạt tù.
- Phạt hành chính: Số tiền phạt từ 30 – 100 triệu đồng.
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
- Phạt tù ít nhất 6 tháng đến 7 năm với các trường hợp vi phạm nặng, tái vi phạm, thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng trở lên với các giấy tờ giả,…
Cách nhận biết con dấu giả
Vì giống tới 98% con dấu thật, nên việc nhận biết con dấu giả – thật không hề dễ. Nhiều khi bằng mắt thường bạn cũng khó để nhận ra bởi độ sai lệch không nhiều. Mặc dù hiện nay có nhiều cách nhận biết được chỉ ra nhưng cũng chỉ mang tính tương đối. Cách tốt nhất bạn nên chủ động cất giữ con dấu của mình và tạo tỷ lệ riêng để đối tượng khó làm giả.
Dưới đây là một số cách nhận biết con dấu giả mà Khắc dấu Việt Tín đã tổng hợp bạn có thể tham khảo:
Tiêu chí | Con dấu pháp nhân thật | Con dấu giả |
Giấy tờ yêu cầu | Cần trình ra giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy tờ tùy thân (CMT, hộ chiếu) của người đại diện pháp lý trước khi khắc dấu. | Không cần giấy tờ nào. |
Màu mực dấu | Màu mực chuẩn, rõ nét hơn con dấu giả. | Màu mực nhạt hoặc đậm hơn dấu thật. Màu không giống với con dấu gốc. |
Chi tiết trên dấu | Dấu khi dập ra rõ các chi tiết, không sai chính tả. | Dấu không rõ nét, đứt nét, sai chính tả, dấu dập ra đọng mực, nhạt và nhòe. |
Bao bì đựng dấu | Bao bì đẹp, ghi rõ các thông số. | Bao bì rách, ọp ẹp hoặc không có bao bì. |
Cán dấu | Cán dấu chính hãng, chắc chắn và được bảo hành. | Cán dấu giả, kém chất lượng, cầm không thật tay, mẫu mã khác với hình ảnh chính hãng. |
Kết luận
Nhìn chung tình trạng làm con dấu giả vẫn còn phổ biến và ngày càng tinh vi. Việc bạn cần là tìm đến địa chỉ khắc dấu uy tín, có trụ sở rõ ràng, hoạt động minh bạch để khắc dấu chuẩn. Và không nên cố tình làm dấu giả hay nhận khắc dấu giả để tránh những thiệt hại không mong muốn. Liên hệ khắc con dấu đẹp chính hãng, chuẩn quy định tại Khắc dấu Việt Tín, hotline 24/24: 0967.975.139