Chứng thực là gì? Cách thức sử dụng dấu sao y bản chính theo quy định
Công chứng, chứng thực, sao y bản chính, đối chiếu bản gốc,… là những thuật ngữ không xa lạ. Nhưng lại dễ gây nhầm lẫn và rối rắm khi sử dụng. Bởi vậy, việc hiểu rõ từng khái niệm là thực sự cần thiết. Hãy cùng Khắc dấu Việt Tín phân biệt các khái niệm và biết cách sử dụng con dấu sao y bản chính theo quy định tại bài viết sau đây.
Phân biệt công chứng và chứng thực – 4 loại chứng thực hiện nay
Khái niệm Công chứng
Việc công chứng viên chứng nhận tính chính xác và hợp pháp của hợp đồng hay giao dịch dân sự bằng văn bản được gọi là công chứng. Công chứng viên sẽ chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng. Và đảm bảo hợp đồng có hiệu lực thi hành với các bên liên quan.
Khái niệm Chứng thực
Khác với công chứng chú trọng vào nội dung, chứng thực quan tâm nhiều đến mặt hình thức.
Hiểu theo góc độ pháp lý, chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác của bản sao dựa trên bản chính. Trong Nghị định 23/2015/NĐ-CP Điều 2 nêu ra 4 loại chứng thực gồm:
1. Cấp bản sao từ sổ gốc (hay chứng thực bản sao từ sổ gốc) là việc căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Do cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc thực hiện. Bản sao phải đảm bảo nội dung đúng và đủ so với nội dung ghi trong sổ gốc.
2. Chứng thực bản sao từ bản chính (hay sao y bản chính) là việc căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao đúng y nguyên với bản chính. Do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
3. Chứng thực chữ ký là việc chứng thực chữ ký trong văn bản, giấy tờ là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
4. Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch. Chứng thực năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
***Một số khái niệm khác:
- Bản chính là bản được cấp lần đầu không có chỉnh sửa nào.
- Bản sao là bản được in ra, sao chép từ bản gốc. Đó có thể là bản đánh máy, bản chụp, bản in lại với nội dung chính xác như bản chính.
- Sổ gốc là sổ được lập ra bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định pháp luật.
>> Thảm khảo một số mẫu dấu sao y đẹp Tại Đây
Sử dụng con dấu sao y bản chính theo đúng quy định
Việc đóng dấu, sử dụng dấu sao y hiện nay tại Việt Nam được chia thành 2 trường hợp: Doanh nghiệp tự đóng dấu và Cơ quan có thẩm quyền đóng dấu.
Con dấu sao y bản chính của doanh nghiệp
Quy định pháp luật hiện không cấm các doanh nghiệp pháp nhân sử dụng dấu sao y trong nội bộ, kể cả với đối tác (nếu đối tác chấp nhận). Tuy nhiên, những giấy tờ doanh nghiệp tự đóng dấu lại không có giá trị chứng thực như bản sao y bản chính của cơ quan có thẩm quyền.
Con dấu của công ty chỉ có giá trị chứng thực khi doanh nghiệp chứng thực bản sao từ sổ gốc của đơn vị mình. Các trường hợp khác như chứng thực sổ gốc của đơn vị khác, sao y bản chính con dấu không có giá trị pháp lý.
Sử dụng dấu sao y của cơ quan tổ chức có thẩm quyền chứng thực
Khi cần chứng thực bản sao từ sổ gốc; sao y bản chính; chứng thực chữ ký; chứng thực hợp đồng, giao dịch cách tốt nhất là tới cơ quan công chứng nhà nước; hoặc văn phòng công chứng tư nhân để làm. Vì đây là nơi có thẩm quyền chứng thực mọi giấy tờ. Và con dấu sao y đóng lên có giá trị pháp lý.
Cụ thể những nơi có thẩm quyền công chứng, chứng thực:
- Phòng Tư pháp thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã;
- UBND xã, phường và thị trấn;
- Cơ quan đại diện ngoại giao, CQ đại diện lãnh sự và CQ khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;
- Công chứng viên.
Có thể nói con dấu sao y bản chính là loại dấu sử dụng khá phức tạp, đơn vị không được sử dụng tùy ý. Nếu không các tài liệu chứng từ dù có được dập dấu sao y cũng không có giá trị. Hy vọng qua bài việt bạn đã hiểu và phân biệt được các khái niệm liên quan. Đồng thời biết sử dụng con dấu sao y bản chính vào đúng trường hợp, đúng thẩm quyền được cho phép.