Đơn vị nào được khắc con dấu có hình Quốc huy? Dấu công ty có hình Quốc huy được không?
Rất nhiều khách hàng khi đặt khắc dấu tại Việt Tín thắc mắc về hình thức, nội dung được phép thể hiện trên mẫu dấu. Trong đó nhiều câu hỏi liên quan đến con dấu có hình quốc huy. Vậy những cơ quan, tổ chức nào được làm con dấu có hình quốc huy? Doanh nghiệp có thuộc đối tượng được khắc quốc huy lên dấu không? Hãy tìm câu trả lời cùng Việt Tín qua thông tin được chia sẻ tiếp theo đây.
Con dấu có hình Quốc huy là con dấu thế nào?
Theo Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP, dấu có hình quốc huy là con dấu trên bề mặt có biểu tượng Quốc huy của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mẫu chung của loại dấu này là hình tròn mực đỏ với 2-3 đường tròn đồng tâm. Viền ngoài là tên cơ quan tổ chức, ở giữa là hình quốc huy đặt ngay ngắn.
Ngoài ra còn có 2 loại con dấu khác:
- Dấu có hình biểu tượng là mẫu dấu trên bề mặt có hình ảnh tượng trưng của cơ quan, tổ chức được pháp luật công nhận.
- Dấu không có biểu tượng là mẫu dấu không có hình Quốc huy và không có hình biểu tượng của cơ quan tổ chức nhà nước.
Cơ quan, tổ chức nào được khắc con dấu có hình Quốc huy?
Điều 7 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định các đối tượng nằm trong danh sách sau được phép khắc và sử dụng con dấu có hình Quốc huy:
- Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội;
- Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát quân sự các cấp;
- Toà án nhân dân tối các cấp, Tòa án quân sự các cấp;
- Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp;
- Cơ quan quản lý thi hành án dân sự các cấp;
- Cơ quan đại diện Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài, gồm Cơ quan lãnh sự (kể cả lãnh sự danh dự), các cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn đại diện thường trực tổ chức quốc tế liên chính phủ, cơ quan thực hiện chức năng đại diện cho Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với các nước, tổ chức quốc tế ngoài vùng lãnh thổ;
- Các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao: Ủy ban Biên giới quốc gia, Cục Lễ tân Nhà nước, Cục Lãnh sự, Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài, Sở Ngoại vụ TP Hồ Chí Minh;
- Một số cơ quan, tổ chức khác do Thủ tướng Chính phủ cho phép theo Điều 5 Nghị định này.
Vậy doanh nghiệp có được in hình quốc huy lên dấu không?
Đối chiếu theo danh sách 11 đối tượng trên có thể trả lời ngay: Doanh nghiệp không được phép khắc con dấu có hình quốc huy lên mẫu dấu của mình.
Theo quy định mới nhất (Luật Doanh nghiệp 2014) doanh nghiệp được phép tự quyết định về hình thức, nội dung, số lượng con dấu công ty. Tuy nhiên Luật cũng chỉ rõ những hình ảnh, ngôn ngữ, biểu tượng không được dùng trong nội dung mẫu dấu.
Cụ thể không được khắc dấu có hình Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ; biểu tượng của cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị; các từ ngữ, hình ảnh trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa lịch sử, đạo đức của dân tộc VN.
Nếu cố ý làm trái quy định, mẫu dấu công ty sẽ bị tịch thu và doanh nghiệp phải chịu mọi trách nhiệm xử phạt trước pháp luật. Vậy nên khi khắc dấu doanh nghiệp hay bất kỳ con dấu cá nhân nào, tốt nhất bạn hãy tránh làm con dấu có hình quốc huy và những nội dung không được phép. Liên hệ khắc dấu công ty lấy ngay, khắc dấu chức danh, dấu chữ ký đẹp tại hotline 0967.975.139. Khắc dấu Việt Tín – Dịch vụ tư vấn, khắc dấu lấy ngay, giá rẻ, ship COD toàn quốc!