Ai được giữ con dấu doanh nghiệp theo quy định?

Mỗi doanh nghiệp công ty đều có con dấu riêng có vai trò pháp lý theo quy định trong các giao dịch. Và có thể coi con dấu doanh nghiệp như một tài sản doanh nghiệp/công ty. Chính vì vậy vấn đề đặt ra ai được giữ con dấu doanh nghiệp theo quy định mới nhất. Cũng như trường hợp bị chiếm giữ con dấu doanh nghiệp?
Ai được giữ con dấu doanh nghiệp?
Trước đây, Luật Doanh nghiệp 2005 đã ấn định rõ người duy nhất có thẩm quyền quản lý con dấu doanh nghiệp/công ty là người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên điều đó thực tế cho thấy đã tạo ra nhiều những bất cập.
Hiện nay quy định này đã linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng con dấu công ty. Các công ty được lựa chọn ai được quyền giữ con dấu.
Với tầm quan trọng của con dấu doanh nghiệp trong giao dịch ký kết. Xu hướng cải cách thủ tục hành chính cần nâng cụ thể hóa tại Luật doanh nghiệp 2014. Theo đó tại khoản 3 Điều 44 quy định: Việc quản lý sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
Vì vậy, việc ai giữ con dấu doanh nghiệp được căn cứ vào điều lệ khi thành lập doanh nghiệp. Cụ thể hơn trong Điều lệ công ty sẽ có điều khoản nêu rõ ai là người quản lý cất giữ con dấu.

Điều lệ sẽ quy định ai được nắm giữ con dấu
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ để người đại diện, hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp giữ con dấu doanh nghiệp cùng với đó sẽ bảo quản và quản lý con dấu doanh nghiệp/công ty.
Trong kinh doanh, giao dịch đòi hỏi con dấu pháp lý cần được sử dụng linh hoạt. Do vậy nên nhiều doanh nghiệp quy định văn thư, kế toán trưởng là người lưu giữ con dấu. Việc thực hiện tại trụ sở công ty và chỉ được mang con dấu ra khỏi trụ sở khi được người đại diện theo pháp luật chấp thuận bằng văn bản.
Bị chiếm giữ con dấu doanh nghiệp phải làm gì?
Như đã nói ở trên con dấu doanh nghiệp có thể coi là tài sản chung. Vì lý do đó không thành viên nào được chiếm giữ, chiếm đoạt con dấu công ty vì mục đích cá nhân. Thực tế không ít những trường hợp lợi dụng tín nhiệm chiếm giữ con dấu thực hiện những giao dịch nguy hại,…
Do đó, việc chiếm giữ trái phép, cũng như chiếm đoạt con dấu là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
- Cần phải hiểu chiếm giữ con dấu của doanh nghiệp là việc đưa con dấu ra khỏi trụ sở chính mà không được phép hoặc cất giấu ở nơi không ai biết.
- Còn chiếm đoạt con dấu được hiểu là hành vi cố ý lấy con dấu làm của riêng bằng bất kỳ phương thức, thủ đoạn. Có thể là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, dùng thủ đoạn gian dối, trộm cắp, chây ì, độc chiếm, không bàn giao con dấu,…
Cả hai hành vi này đều xâm phạm đến công ty/doanh nghiệp dó đó cần phải hiểu quy định về việc giữ con dấu doanh nghiệp. Trong trường hợp không thể hòa giải được. Người đại diện theo pháp luật của công ty có thể khởi kiện lên Tòa án cấp huyện – nơi bị đơn (người chiếm giữ con dấu) cư trú để yêu cầu giải quyết.

Con dấu rất cần thiết cho doanh nghiệp
Qua những chia sẻ về quy định ai được con dấu cũng như những lưu ý trong trường hợp bị giữ con dấu. Hy vọng giúp các bạn hiểu và có góc nhìn đúng hơn về quy định pháp luật về con dấu doanh nghiệp.
Để có thể có được con dấu doanh nghiệp đẹp, chất lượng. Hãy liên hệ ngay với Khắc dấu Việt Tín, chúng tôi thực hiện việc thiết kế và khắc dấu theo yêu cầu: nhanh chóng, chất lượng, giá rẻ chính hãng.